Chân gà là một bộ phận vô cùng quan trọng đối với loài gia cầm này. Chúng không chỉ để di chuyển mà còn là một vũ khí nguy hiểm của các chú chiến kê trong các trận chọi gà. Cũng vì là phần tiếp xúc với nhiều bụi bẩn, môi trường không sạch sẽ mà rất dễ bị nhiễm bệnh. Điều đó làm mất đi giá trị của gà chọi, đặc biệt đó là khuẩn nấm chân gà. Anh em hãy cùng dagatructiepthomo.tv đi vào tìm hiểu về loại bệnh này nhé!
Tổng quan về nấm chân gà
Theo thực tế, trường hợp gà nhà (gà thả vườn) hoặc gà chọi bị nhiễm vi khuẩn nấm chân gà là rất cao. Bệnh nấm này không chỉ xuất hiện ở cẳng gà, mà còn được bắt gặp ở mào, mồng, da, mắt,… của gà. Khuẩn nấm này sẽ biểu hiện mức độ nặng, nhẹ ở mỗi vị trí khác nhau mà nó kí sinh hay tác động vào.
Việc nhiễm khuẩn này do tác động của vi khuẩn Microsporum gallinae là một loại nấm thuộc chi Microsporum gây bệnh nấm ngoài da. Khi mắc loại bệnh này, phần bị mắc bệnh sẽ tấy đỏ, hồng và có những đốm trắng kèm theo đó là vảy gà bị bong tróc nặng. Tình trạng này sẽ khiến cơ thể gà ngứa ngáy, có thể nặng hơn là nhiễm trùng, gây áp xe thậm chí là tử vong.
Gà bị nấm vảy chân
Nếu anh em trong lúc chăm sóc cho chú gà chiến của mình mà phát hiện ra dưới chân gà có những đốm đỏ, vảy ở cẳng gà sưng, phồng rộp lên, bong tróc và có nhiều vết trắng xung quanh vảy gà. Điều đó có nghĩa là chiến kê của anh em đã bị nấm chân gà làm ổ dưới vảy. Tuy khuẩn này không quá nguy hiểm nhưng anh em phải đề phòng và điều trị dứt điểm vì nếu bệnh trở nặng sẽ rất khó khăn để chữa khỏi cho gà.
Cách nhận biết chiến kê đang thuộc bệnh gà bị nấm vảy chân
Việc không chữa trị, bôi thuốc kịp thời có thể dẫn đến những tình trạng rất nguy hiểm và khó điều trị về sau. Đây là các cách mà anh em kê thủ có thể nhận biết được gà của mình đang bị nhiễm bệnh nấm chân gà:
- Gà hay cọ xát phần chân với đất hoặc dùng mỏ rỉa phần cẳng chân. Để giảm sự khó chịu, ngứa ngáy mà nấm đem lại lên gà thường có động thái cọ xát, rỉa vùng nhiễm bệnh. Để lâu ngày, chúng sẽ rỉa đến mức bị tổn thương, nhiễm trùng và hoại tử.
- Chân gà có những vết lở loét, đốm trắng xuất hiện dưới vảy gà. Ban đầu chỉ một nhóm nhỏ nhưng sẽ rất nhanh chóng lan rộng ra toàn bộ vảy gà. Một thời gian sau, nấm chân gà sẽ khiến vảy bong tróc, cảm giác thịt ở chân gà trở nên mềm nhũn.
- Khi tình trạng nhiễm khuẩn trở nặng thì nó sẽ là thay đổi hầu hết các thói quen của gà chiến. Gà của anh em sẽ bị stress, khó chịu, biếng ăn,….Sức khỏe, tính đề kháng của gà cũng sẽ bị suy thoái và giảm sút. Qua đó, việc huấn luyện và chăm sóc cũng sẽ trở nên khó khăn vô cùng.
Nguyên nhân gà bị nhiễm khuẩn nấm
Có nhiều nguyên nhân khác nhau khiến gà bị nấm ăn chân. Đây là những nguyện nhân chủ yếu khiến gà có khả năng bị nấm chân gà:
- Do trong quá trình chăn nuôi không đủ tiêu chuẩn. Môi trường sống dơ bẩn, ẩm thấp,… tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm mốc sinh sôi, phát triển mạnh.
- Bị các cá thể trong đàn gà lây nhiễm chéo hoặc bị lây từ chiến kê của kê thủ khác trong các trận chọi gà.
- Không được các kê sư vệ sinh sạch sẽ và chăm sóc không đúng cách.
- Gà chọi bị tổn thương thể chất trong quá trình sống và qua các trận chọi gà như: Bị chấn thương do đối thủ, giẫm đạp phải các vật sắt nhọn,….
- Tình trạng suy thoái hệ miễn dịch, nhiễm các bệnh ngoài da cũng sẽ làm vi khuẩn nấm dễ dàng xâm nhập gây bệnh cho gà.
Một số bệnh khác dẫn đến gà bị viêm nhiễm
Ngoài nấm chân gà, những loại bệnh phổ biến mà loại gia cầm này thường gặp như: Bệnh viêm dịch, bệnh do khuẩn E.coli, bệnh đậu gà, bệnh thương hàn,… cũng sẽ khiến gà bị viêm nhiễm toàn thân. Gây ảnh hưởng cực kì lớn đối với việc bồi dưỡng và giảm năng lực, phẩm chất của gà chọi.
>> Xem thêm: Hướng dẫn cách chọn gà chọi con chuẩn chiến kê
Phương pháp điều trị nấm chân gà chuẩn nhất
Đối với những anh em mới chơi gà cũng sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi chiến kê bị nhiễm căn bệnh nấm chân gà này. Hầu hết, các kê sư đi hỏi thì mỗi người sẽ trả lời mỗi ý và chủ yếu là cho gà uống thuốc kháng sinh và ngâm nước muối. Tuy nhiên, bệnh vẫn không thể chữa khỏi được mà có khi ngày càng nặng hơn. Anh em hãy tham khảo cách điều trị của dagatructiepthomo ngay sau đây.
Cách trị gà bị nhiễm nấm ở chân theo phương pháp truyền thống
Theo dân gian, ông bà xưa của ta thường điều trị nấm chân gà bằng các thảo dược, bài thuốc dân dã.
- Cách 1: Chuẩn bị các loại nguyên liệu quen thuộc như: Gừng, nghệ, củ riềng và quế rừng. Dùng rượu trắng là dung môi ngâm các nguyên liệu trên trong vòng 1 tháng hơn. Dùng khăn hoặc bông gạc thấm đều dung dịch và bôi trực tiếp lên vùng da gà bị nhiễm nấm. Mỗi ngày bôi 1 lần và bôi cho đến khi khỏi hẳn.
- Cách 2: Hái lá hoặc rễ cây bạch hạc ngâm trong rượu trắng kèm theo đó là muồng trâu và cam thảo. Ngâm sẵn hỗn hợp từ 1-2 tuần, lau toàn thân cho gà trong vòng 5-7 ngày. Nếu biểu hiện bệnh không giảm thì cần xử lý bằng cách khác.
Lưu ý: Vì thời gian ngâm các nguyên liệu khá lâu nên anh em nên ngâm sẵn để phòng trường hợp gà chiến bị nhiễm bệnh thì có thể áp dụng phương pháp này ngay.
Cách trị nấm chân gà theo phương pháp hiện đại
Đây là cách điều trị mà hầu hết các anh em chơi gà hiện nay đã và đang sử dụng rất hiệu quả. Thuốc tây, các các loại men sinh học đã qua nghiên cứu và kiểm định nên sẽ rất dễ để anh em sử dụng trong việc điều trị bệnh cho gà.
- Cách 1: Sử dụng thuốc dạng bôi: Trước hết vệ sinh sạch sẽ chân gà hoặc phần bị nhiễm nấm bằng cồn nhẹ hoặc nước muối sinh lý. Sau đó lau khô và dùng thuốc Ketomycine hoặc Alber-T bôi vào vùng nấm. Dùng mỗi ngày 2 lần cho đến khi tiêu được khuẩn nấm.
- Cách 2: Sử dụng thuốc dạng viên uống. Kê thủ nên dùng thuốc Ketoconazole hoặc thuốc mốc của Thái, kê khoản từ 200mg và cho gà uống trực tiếp. Uống theo liệu trình cách 2 ngày dùng 1 viên để trách việc gà bị sốc thuốc.
Lưu ý: Nên tìm hiểu, kiểm định an toàn và mua thuốc ở các đại lý uy tín để không mua phải những loại thuốc giả, kém chất lượng. Sẽ khiến cho tình trạng bệnh nấm chân gà ở chú chiến kê của anh em trở nên nặng hơn và thậm chí dẫn đến tử vong.
Thuốc trị nấm chân gà chọi
Đối với những chú gà chọi thường được đeo cựa sắt để tham gia các cuộc đấu gà thì sẽ có những vết thương hở dẫn đến dễ bị nấm chân gà hoặc tình trạng nhiễm bệnh dễ trở nặng. Vì thế người nuôi dưỡng nên vệ sinh, sát khuẩn kĩ sau khi thi đấu, chú ý cách xử lý các vết thương sau khi thi đấu. Anh em nên dùng các phương pháp như trên và kèm theo đó cho gà chiến uống kháng sinh để chống hoại tử, viêm mủ. Áp vải hoặc miếng đệm lên chân gà nhằm giúp tránh tình trạng chiến kê sẽ bị yếu gân, nhanh chóng cải thiện tình trạng bệnh và hạn chế lây nhiễm.
Tổng kết
Bài viết tổng hợp trên nhằm giúp anh em hiểu rõ nguyên nhân và cách điều trị bệnh nấm chân gà một cách tường tận nhất. Những chú gà không chỉ là thú nuôi, thú chơi tao nhã của anh em kê sư mà nó còn như một người bạn đồng hành trong cuộc sống. Chính như thế nên anh em hãy truy cập dagatructiepthomo.tv để có thể hiểu rõ cách chăm sóc, nuôi dưỡng và huấn luyện gà chọi một các chuẩn xác nhé.